27 tháng 8, 2024

9 bước quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính doanh nghiệp cần biết

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một quy trình quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc quy trình kiểm kê khí nhà kính không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 13/2024/QĐ-TTg nêu rõ 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm: 

  • Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng; tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than; khai thác dầu và khí tự nhiên.
  • Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải.
  • Xây dựng: Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozon; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác.
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong công nghiệp.
  • Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

Vậy liệu các doanh nghiệp đã nắm bắt được quy trình kiểm kê khí nhà kính do Chính phủ yêu cầu? Bài viết dưới đây sẽ phân tích và hướng dẫn chi tiết 9 bước thực hiện kiểm kê khí nhà kính mà doanh nghiệp cần biết.

Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện quy trình kiểm kê khí nhà kính?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, kiểm kê khí nhà kính trở thành yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Không chỉ là yêu cầu về mặt pháp lý, việc kiểm kê còn góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường. Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, càng làm nổi bật tầm quan trọng của việc kiểm kê khí nhà kính đối với mọi doanh nghiệp.
 

Tới năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ đạt phát thải ròng bằng 0

Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050

Áp lực từ quy định pháp luật

Theo các quy định quốc gia và quốc tế như Nghị định 06/2022/NĐ-CP tại Việt Nam hay tiêu chuẩn ISO 14064, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính nếu thuộc nhóm có nguy cơ phát thải cao. Việc tuân thủ các quy định này giúp doanh nghiệp:

  • Tránh bị phạt vi phạm: Các quy định xử phạt có thể gây thiệt hại đáng kể nếu không tuân thủ.
  • Nâng cao uy tín: Doanh nghiệp tuân thủ quy định sẽ dễ dàng đạt được các chứng nhận uy tín, tạo niềm tin với đối tác và khách hàng.
  • Đáp ứng yêu cầu của đối tác: Nhiều tập đoàn lớn yêu cầu nhà cung cấp phải có báo cáo khí nhà kính rõ ràng và minh bạch.

nghi-dinh-06-2022-nd-cp-1.jpg

Gia tăng giá trị thương hiệu và thu hút đầu tư

Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính còn giúp doanh nghiệp:

  • Nâng cao uy tín: Các nhà đầu tư, đối tác thường ưu tiên hợp tác với doanh nghiệp có cam kết bảo vệ môi trường.
  • Đáp ứng yêu cầu ESG: Các quỹ đầu tư quốc tế yêu cầu báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), trong đó có yếu tố phát thải khí nhà kính.
  • Tăng sức cạnh tranh: Doanh nghiệp có báo cáo minh bạch và cam kết giảm phát thải sẽ dễ dàng thắng thầu hoặc được ưu tiên trong các dự án công.

Cơ sở pháp lý để thực hiện quy trình kiểm kê khí nhà kính

Các quy định và hướng dẫn pháp lý quan trọng đối với việc kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam bao gồm:

- Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

- Quyết định 01/2022/QĐ-TTg về danh mục các lĩnh vực và cơ sở phát thải khí nhà kính cần thực hiện kiểm kê, được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

- Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết về ứng phó với biến đổi khí hậu theo Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư 17/2022/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải và kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải.

- Quyết định 2626/QĐ-BTNMT ngày 10/10/2022 công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính.

- Công văn 1295/BTNMT-BĐKH năm 2023 triển khai các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Công văn 1239/BCT-TKNL năm 2023 về báo cáo số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính trong ngành Công Thương cho các năm 2020 và 2022.

- Thông tư 38/2023/TT-BCT về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải và kiểm kê khí nhà kính trong ngành Công Thương.

Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính

Thách thức hiện tại đối với doanh nghiệp trong quy trình kiểm kê nhà kính

Thiếu thông tin là một rào cản lớn đối với quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp. Khảo sát cho thấy 97% doanh nghiệp trong ngành giấy chưa nhận thức được rằng họ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, mặc dù chính sách này đã có hiệu lực từ hai năm trước. Ngay cả công ty lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam cũng chưa nắm rõ yêu cầu này và không biết cách tiến hành.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp nằm trong danh sách bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính lại không hề hay biết. Cụ thể, 67 trong số 69 doanh nghiệp ngành giấy và nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa nhận thức được rằng họ phải thực hiện kiểm kê. Ngay cả doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam cũng không biết đến yêu cầu này cho đến khi được Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thông báo.

Báo cáo từ Ban IV cho thấy 48,7% doanh nghiệp nhận thấy chuyển đổi xanh là cần thiết, nhưng 64% vẫn chưa chuẩn bị gì cho quá trình này. Cụ thể, 55,6% doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và 65,1% doanh nghiệp trong nước cũng chưa có sự chuẩn bị. Thêm vào đó, 68,7% doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường nội địa. Về khó khăn, 34,7% doanh nghiệp cho biết thiếu thông tin, 36,5% gặp vấn đề về chiến lược, 50% thiếu vốn, 48,6% thiếu nhân sự, và 44,2% gặp khó khăn về giải pháp kỹ thuật.

Theo Ban IV, vấn đề lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình giảm phát thải và chuyển đổi xanh là thiếu vốn; 62,7% doanh nghiệp có doanh thu từ 1.000 - 1.500 tỷ đồng cho rằng họ gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Giám đốc Văn phòng Ban IV, Phạm Thị Ngọc Thủy, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này, cho rằng mặc dù doanh nghiệp rất cần vốn để đón đầu cơ hội, nhưng nguồn tài chính xanh vẫn chưa phát triển tương xứng.
 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho quy trình kiểm kê khí nhà kính?

Để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hiệu quả quy trình kiểm kê khí nhà kính và chuyển đổi xanh bền vững, một số giải pháp chiến lược cần được triển khai:

Hỗ trợ tài chính: Chính phủ và các tổ chức tài chính cần xây dựng các gói tín dụng ưu đãi và quỹ hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt được gánh nặng tài chính để có thể đầu tư vào công nghệ và quy trình cần thiết để thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Đào tạo và nâng cao năng lực: Cần tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho doanh nghiệp về quy trình kiểm kê khí nhà kính. Việc trang bị kiến thức đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong việc thực hiện quy trình này. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu của Ban IV đề xuất thúc đẩy nhanh các chương trình nâng cao năng lực, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi với cuộc chơi mới.

Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ: Các tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp nên kết hợp để xây dựng một mạng lưới hỗ trợ, nơi doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm trong kiểm kê khí nhà kính.
Khuyến khích hợp tác quốc tế: Doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tổ chức quốc tế để học hỏi và áp dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm kê khí nhà kính.

Cơ chế ưu đãi: Doanh nghiệp kiến nghị các cơ chế ưu đãi thuế và tín dụng xanh để giảm chi phí và khắc phục khó khăn về vốn trong quá trình chuyển đổi. Họ cũng cần sự hỗ trợ từ các bên tư vấn trong việc thiết lập chiến lược và xây dựng lộ trình chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững.

Chuyển giao công nghệ: Nền tảng công nghệ EcoCheck là công cụ doanh nghiệp trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính toàn diện. EcoCheck không chỉ cung cấp giải pháp kiểm kê mà còn kết hợp khả năng tùy biến, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp. Nền tảng tích hợp với hệ thống quản lý của doanh nghiệp, giúp theo dõi và phân tích mức tiêu thụ năng lượng, từ đó đề xuất giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả. EcoCheck còn hỗ trợ chứng nhận bền vững theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, giúp xây dựng báo cáo minh bạch và uy tín.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp đã chuẩn bị gì cho kiểm kê khí nhà kính?

 

Các bước thực hiện quy trình kiểm kê khí nhà kính

Bước 1: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính

Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được dựa trên Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia phiên bản 2006 (gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2006) và phiên bản hoàn thiện năm 2019 cho IPCC 2006 (gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2019). Các phương pháp chi tiết cho từng lĩnh vực cụ thể được quy định tại Phụ lục I.1 Thông tư 17/2022/BTNMT.

>>> Xem thêm: Phương pháp kiểm kê khí nhà kính hiệu quả

Bước 2: Chọn hệ số phát thải khí nhà kính

Hệ số phát thải được áp dụng trong kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực sẽ được sử dụng từ danh mục hệ số phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Bước 3: Thu thập dữ liệu kiểm kê khí nhà kính

Dữ liệu hoạt động cho kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực tham khảo từ hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan từ trung ương đến địa phương. Quy trình và biểu mẫu thu thập dữ liệu được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.2 Thông tư 17/2022/BTNMT.

Bước 4: Tính toán lượng phát thải khí nhà kính

Quá trình tính toán lượng phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực dựa trên các phương pháp đã lựa chọn ở Bước 1. Kết quả kiểm kê được tổng hợp từ các biểu mẫu liên quan đến số liệu hoạt động, hệ số phát thải, và hệ số nóng lên toàn cầu cho các nguồn phát thải trong lĩnh vực quản lý chất thải.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng kiểm kê khí nhà kính

Quy trình kiểm tra chất lượng kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải được thực hiện dựa trên hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019. Các hoạt động kiểm tra bao gồm: kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của số liệu, kiểm tra các giả định và tiêu chuẩn khi chọn số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kiểm tra lỗi nhập liệu, và kiểm tra sự liên tục của số liệu.

Bước 6: Đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính

Quy trình đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải được thực hiện theo hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019. Hoạt động này do các cơ quan không tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm kê khí nhà kính thực hiện, nhằm đảm bảo tính minh bạch và khách quan.

Bước 7: Đánh giá độ không chắc chắn trong kiểm kê khí nhà kính

Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được thực hiện theo hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019. Quy trình này bao gồm xác định độ không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, và kết quả tính toán, từ đó xây dựng bảng tổng hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính.

Bước 8: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính

Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực có thể được tính toán lại trong các trường hợp như phát hiện sai sót trong tính toán hoặc có sự thay đổi về phương pháp định lượng, số liệu hoạt động hoặc hệ số phát thải.

Bước 9: Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được lập theo Mẫu số 04, Phụ lục II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP, quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Thông tin chi tiết có thể tham khảo tại Thông tư 17/2022/BTNMT, có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1

Kết luận

Thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy trình 9 bước không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn lượng phát thải mà còn đặt nền tảng cho các chiến lược giảm thiểu tác động môi trường và phát triển bền vững. Bằng cách nắm vững từng bước trong quy trình này, doanh nghiệp sẽ có thể đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và xây dựng một tương lai xanh hơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Công ty TNHH Công nghệ BeevR

  • Địa chỉ:

    • Văn phòng Hà Nội: 125 Hoàng Ngân, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

    • Hotline: 037.6869.366

  • Email: connect@beevr.ai

  • Website: https://ecocheck.ai/ 

Latest posts