Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) đang là một từ khóa được các doanh nghiệp chú ý thời gian gần đây. Bài viết này sẽ giải thích các câu hỏi liên quan để các doanh nghiệp có thể nắm được định nghĩa, trách nghiệm và quy trình thực hiện việc kiểm kê khí nhà kính.
Câu hỏi 1: Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Trả lời: Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Các loại khí nhà kính chính.
Câu hỏi 2: Kiểm kê khí nhà kính có bắt buộc không?
Kiểm kê khí nhà kính là bắt buộc theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg. Trong đó có 06 nhóm phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và danh mục nêu đích danh 1.912 cơ sở (doanh nghiệp) phải thực hiện kiểm kê và nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính về cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực của mình.
Câu hỏi 3: Tại sao cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính?
Trả lời: Thực hiện kiểm kê khí nhà kính (GHG Inventory) là quá trình đo lường, tính toán và báo cáo lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của tổ chức hoặc quốc gia. Việc này đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược quản lý môi trường và phát triển bền vững. Dưới đây là những lý do tại sao cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
1. Đáp ứng yêu cầu pháp lý và quốc tế
- Tuân thủ quy định pháp luật: Nhiều quốc gia yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo lượng phát thải để đảm bảo tuân thủ các luật về môi trường.
- Cam kết quốc tế: Đáp ứng các cam kết trong các hiệp định quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giảm phát thải toàn cầu.
2. Quản lý và giảm thiểu phát thải
- Xác định nguồn phát thải: Kiểm kê giúp tổ chức nhận diện các nguồn phát thải chính (Scope 1, 2, và 3).
- Xây dựng chiến lược giảm thiểu: Dựa trên dữ liệu kiểm kê, tổ chức có thể đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch giảm phát thải cụ thể, tối ưu hóa hoạt động để giảm chi phí năng lượng và tài nguyên.
3. Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu
- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR): Thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu.
- Minh bạch với khách hàng và nhà đầu tư: Báo cáo phát thải đáng tin cậy giúp tăng cường niềm tin từ khách hàng, đối tác và nhà đầu tư, đặc biệt là những tổ chức có tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị).
4. Tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động
- Tối ưu hóa sử dụng năng lượng: Dữ liệu kiểm kê giúp doanh nghiệp nhận ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, từ đó giảm chi phí vận hành.
- Phát hiện lãng phí: Kiểm kê khí nhà kính giúp phát hiện các quy trình lãng phí tài nguyên và đề xuất biện pháp khắc phục.
5. Chuẩn bị cho thị trường carbon và cơ chế tín chỉ carbon
- Tham gia thị trường carbon: Các doanh nghiệp có thể bán tín chỉ carbon nếu giảm phát thải vượt mức mục tiêu hoặc tham gia vào các chương trình bù đắp carbon.
- Tránh rủi ro về chi phí carbon: Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia áp dụng thuế carbon, việc đo lường và quản lý phát thải sớm sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính.
6. Hỗ trợ đổi mới và phát triển bền vững
- Thúc đẩy đổi mới công nghệ: Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các công nghệ sạch hơn để giảm phát thải, tạo lợi thế cạnh tranh.
- Phát triển bền vững: Kiểm kê khí nhà kính là nền tảng để xây dựng các chiến lược phát triển bền vững dài hạn, bảo vệ môi trường và cộng đồng.
7. Tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu
- Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế: Nhiều đối tác quốc tế yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dữ liệu phát thải để đảm bảo tuân thủ các quy định môi trường trong chuỗi cung ứng.
- Tiếp cận thị trường mới: Các doanh nghiệp tuân thủ tốt các tiêu chuẩn về phát thải dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường ra quốc tế.
Câu hỏi 4: Các lĩnh vực phải kiểm kê khí nhà kính?
Trả lời: Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm các nguồn phát thải lớn:
Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm các nguồn phát thải lớn.
Năng lượng: Tiêu thụ và sản xuất năng lượng trong công nghiệp, dịch vụ, thương mại, dân dụng; khai thác các tài nguyên như dầu, khí tự nhiên, than.
Năng lượng: Tiêu thụ và sản xuất năng lượng trong công nghiệp, dịch vụ, thương mại, dân dụng; khai thác các tài nguyên như dầu, khí tự nhiên, than.
Giao thông vận tải: Phát thải từ việc sử dụng năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải.
Xây dựng: Quá trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng.
Các quá trình công nghiệp: Hoạt động luyện kim, sản xuất hóa chất, công nghiệp điện tử; sử dụng các sản phẩm thay thế chất làm suy giảm tầng ozone; sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Các nguồn phát thải từ chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thay đổi sử dụng đất; tiêu thụ năng lượng trong thủy sản, nông lâm nghiệp và các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
Chất thải: Phát thải từ bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học, thiêu đốt, đốt lộ thiên; xử lý và xả thải nước thải.
Câu hỏi 5: Kiểm kê khí nhà kính cần thu thập những thông tin nào?
Trả lời: Để thực hiện kiểm kê khí nhà kính hiệu quả, doanh nghiệp cần thu thập những dữ liệu quan trọng sau:
- Đầu vào nguyên vật liệu: Bao gồm khối lượng, số lượng, và chủng loại nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Tiêu thụ năng lượng: Bao gồm nước, điện, nhiên liệu hóa thạch (dầu, than, khí đốt) và các nguồn năng lượng khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phát sinh chất thải: Bao gồm khối lượng, số lượng, và các chủng loại chất thải hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hệ số phát thải khí nhà kính áp dụng cho từng nguồn phát thải cụ thể.
- Phạm vi kiểm kê: Cần làm rõ các nguồn phát thải được đưa vào tính toán trong phạm vi kiểm kê.
- Thời gian kiểm kê: Cần xác định thời điểm thực hiện để thu thập dữ liệu phù hợp với từng giai đoạn.
- Phương pháp thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- Các thông tin khác liên quan đến tổ chức.
Câu hỏi 6: Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính như thế nào?
Trả lời: Quy trình kiểm kê khí nhà kính bao gồm các bước sau:
- Xác định phạm vi kiểm kê
- Thu thập số liệu hoạt động
- Lựa chọn hệ số phát thải
- Xác định phương pháp kiểm kê
- Kiểm soát chất lượng dữ liệu
- Đánh giá độ không chắc chắn
- Tính toán lại kết quả
- Xây dựng báo cáo kiểm kê
Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Câu hỏi 7: Báo cáo kiểm kê khí nhà kính nộp về đâu?
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính sẽ nộp về cơ quan quản lý của lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động đã quy định rõ: Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng.
Câu hỏi 8: Tiêu chuẩn nào liên quan đến kiểm kê khí nhà kính?
Trả lời: Một số tiêu chuẩn quốc tế giúp đảm bảo tính xác thực và khách quan trong quá trình kiểm kê:
- ISO 14064-1:2018
- Nội dung: Hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu để thiết lập, triển khai, và quản lý kiểm kê khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.
- Mục đích: Giúp tổ chức định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính một cách minh bạch, chính xác.
- ISO 14064-2:2019
- Nội dung: Tập trung vào các dự án giảm phát thải khí nhà kính.
- Mục đích: Hướng dẫn cách định lượng, giám sát và báo cáo kết quả giảm phát thải từ các dự án cụ thể.
- ISO 14064-3:2019
- Nội dung: Đưa ra yêu cầu cho việc xác minh và thẩm định các báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
- Mục đích: Đảm bảo tính xác thực, khách quan, và minh bạch của các báo cáo kiểm kê và dự án giảm phát thải.
Câu hỏi 9: Chi phí thực hiện kiểm kê khí nhà kính là bao nhiêu?
Trả lời: Rất khó để đưa ra một con số cụ thể cho chi phí kiểm kê khí nhà kính, vì chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Quy mô và độ phức tạp của hoạt động: Doanh nghiệp quy mô lớn, đa ngành, sử dụng nhiều nguồn năng lượng và nguyên liệu đầu vào sẽ có chi phí kiểm kê cao hơn so với doanh nghiệp nhỏ, ít hoạt động.
- Phạm vi kiểm kê: Kiểm kê toàn bộ các nguồn phát thải trong tổ chức sẽ tốn kém hơn so với việc chỉ tập trung vào một số nguồn phát thải chính.
- Phương pháp kiểm kê: Phương pháp đo đạc trực tiếp với thiết bị hiện đại thường có chi phí cao hơn so với việc sử dụng các phương pháp ước tính dựa trên dữ liệu hiện có.
- Công ty tư vấn thực hiện: Chi phí dịch vụ kiểm kê có thể khác nhau tùy vào uy tín, kinh nghiệm và năng lực của công ty tư vấn.
Câu hỏi 10: Nếu không thực hiện việc kiểm kê và báo cáo kiểm kê khí nhà kính sẽ bị xử phạt phết nào?
Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tại phụ lục I có thống kê những lĩnh vực mà doanh nghiệp cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
- Không nộp báo cáo mức giảm phát thải cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính;
- Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo quy định;
- Không lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính theo quy định;
- Thẩm định báo cáo không đúng lĩnh vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Câu hỏi 11: Tổ chức nào cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính uy tín?
Trả lời: Hiện nay, dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính được cung cấp bởi nhiều tổ chức. Tại Việt Nam, EcoCheck là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các tiêu chuẩn, quy định quốc tế, EcoCheck mong muốn được đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững và theo đuổi mục tiêu hướng tới NetZero vào năm 2050.
Điểm nổi bật của EcoCheck:
☑️ EcoCheck - Nền tảng công nghệ: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, cập nhật liên tục, đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm kê mới nhất.
☑️ EcoControl - Tự chủ kiểm kê: Cung cấp quy trình rõ ràng, dễ thực hiện, giúp doanh nghiệp tự thu thập, tính toán và báo cáo phát thải theo thời gian thực.
☑️ EcoExpert - Chuyên gia song hành: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ xuyên suốt quy trình, đảm bảo báo cáo chính xác và đúng tiến độ.
☑️ EcoAudit - Kết quả được kiểm chứng: Báo cáo đạt chuẩn, được kiểm chứng chuyên sâu, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị định 06/2022/NĐ-CP và tiêu chuẩn ISO14064-1:2018.
☑️ EcoValue - Chi phí hợp lý: Tiết kiệm chi phí kiểm kê và vận hành, giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách, đầu tư bền vững trong dài hạn.
☑️ EcoCheck Academy - Liên tục đổi mới: Tạo cộng đồng chia sẻ kiến thức, kết nối đối tác, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển bền vững trong lĩnh vực kiểm kê.
Bài viết cung cấp những câu hỏi về kiểm kê khí nhà kính, các ngành nghê lien quan cũng như phương pháp kiểm kê khí nhà kính. Các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm kê có thể liên hệ ngay EcoCheck để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính và nhận báo giá ưu đãi mới nhất.
Công ty TNHH Công nghệ BeevR
- Địa chỉ: 125 Hoàng Ngân, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
- Facebook: https://www.facebook.com/BeevRTechnologies/
- Hotline: 037.6869.366
- Email: connect@beevr.ai
- Website: https://ecocheck.ai/